-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vật tư nước Tâm Thành - Vì sao quét mã vạch hiện thông báo sản phẩm "chưa xác thực"
28/10/2021 Đăng bởi: Nguyễn Khánh Hưng
Thứ Năm, 03 Tháng Giêng 2019 | 11:00 SA
Lưu ý: Tất cả các loại mã vạch tại VN đều được cấp phép bởi Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng và app quét mã vạch duy nhất được hỗ trợ là: Scan&check.
Hiện nay với sự nhộn nhịp của thị trường mua bán đa dạng các sản phẩm trong và ngoài nước thì bạn dễ dàng nhận thấy có hàng loạt ứng dụng hỗ trợ quét mã vạch để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, điểm tên vài ứng dụng được nhiều người sử dụng như: BarcodeViet, icheck, Bakodo, Red lazer, G-check, Vietcheck, Star Check, Barcode Scanner...và hàng chục ứng dụng khác.
Tuy nhiên, việc quét mã bằng một app nào đó để đánh giá sản phẩm có nguồn gốc hay không liệu có rõ ràng và minh bạch?
Đầu tiên, mã số mã vạch là dãy chữ số mà doanh nghiệp đăng ký để được Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng cấp, nhằm quản lý các sản phẩm do doanh nghiệp lưu hành ra thị trường. Mã số mã vạch khi được cấp sẽ thuộc chủ sở hữu là doanh nghiệp.
Thứ 2, các bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động của các phần mềm check mã vạch sản phẩm, nó chỉ là một công cụ, ứng dụng do một tổ chức, cá nhân viết ra để người dùng check thông tin sản phẩm (tùy thuộc vào khả năng từng phần mềm, website cung cấp). Công cụ này không thể cập nhật nhanh chóng 100% thông tin kịp thời khi sản phẩm mới sản xuất không được bao lâu.
Thứ 3, các phần mềm check mã vạch chỉ cập nhật thông tin của các sản phẩm khi nhà sản xuất đã đăng ký với họ - tức là nhà sản xuất đưa thông tin về sản phẩm, mã code cho bên viết phần mềm để họ update cho người dùng kiểm tra.
Và thứ 4, quan trọng nhất, các tổ chức/ cá nhân cung cấp phần mềm quét mã vạch hoạt động bằng gì khi bạn dùng nó miễn phí 🆓🆓? Đó là, người tiêu dùng được tải app dùng miễn phí NHƯNG doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản phí không hề nhỏ để các tổ chức 💲💲, cá nhân viết ra các phần mềm này cho hiện thông tin của sản phẩm lên khi người tiêu dùng quét mã, nếu không, khi người dùng quét sẽ hiện ra dòng chữ "Chưa xác thực" - nghĩa là sản phẩm này chưa được phần mềm này xác thực, hay nói cách khác, doanh nghiệp không đồng ý chi trả chi phí cho việc này, KHÔNG PHẢI SẢN PHẨM LÀ GIẢ HOẶC KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC.
Một số các tổ chức/ cá nhân viết ra các phần mềm check đã vì vô tình hay cố tình gây hiểu lầm cho người tiêu dùng rằng họ là cơ quan quản lý và xác minh tính minh bạch của sản phẩm, tuy nhiên, như đã nói ở trên, họ chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và thông tin của sản phẩm là do doanh nghiệp đồng ý cung cấp cho họ hay không, có đồng ý chi trả cho hoạt động này của họ hay không. Dãy số mã số mã vạch, không phải do các cá nhân này cấp phép.
Có thể nói, các tổ chức hoặc cá nhân viết app check mã vạch ❌KHÔNG THỂ phủ nhận doanh nghiệp là đơn vị được cấp phép sở hữu mã vạch được quét, cụ thể, nếu bạn tiếp tục xem đến cuối trang check thông tin hoặc nhấn vào xem chi tiết, thông tin của doanh nghiệp phát hành sản phẩm này vẫn hiện ra đúng theo thông tin đăng ký với Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng.
Như vậy, phần mềm check mã vạch rất hữu ích, nhưng chúng ta không nên quá lệ thuộc vào nó, vì đơn giản, nó cũng chỉ là công cụ và ứng dụng do một tổ chức viết ra mà thôi. Trong nhiều trường hợp, bạn check sản phẩm không ra mã thì đừng vội quy chụp là hàng giả hàng nhái mà nên xem xét nhiều khía cạnh khác của sản phẩm. Tốt nhất, bạn nên mua hàng từ các kênh mua bán chính thức của thương hiệu hoặc qua các nhà phân phối, đại lý được nhà sản xuất xác nhận là Nhà phân phối chính thức các sản phẩm của thương hiệu. Đồng thời xem xét các thông tin khác như nơi sản xuất, các giấy phép hoạt động...
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu phần nào về cách hoạt động của các phần mềm check mã vạch, và chúc bạn luôn là người tiêu dùng thông minh nhé !