HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT PHAO ĐIỆN DỄ NHẤT, ĐÚNG CHUẨN AN TOÀN.

18/11/2024 Đăng bởi: Đồng Hoàng Anh

Cách lắp phao điện đơn giản

Phao điện nhà bạn đang hay bị trục trặc, hay phải thay, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách gắn phao điện đơn giản nhưng sài cực bền với thời gian hay nói cách khác là rất lâu hư nhé. Đầu tiên chúng ta nên đi tìm hiểu phao điện và nguyên tắc hoạt động của phao.

 

I. Phao điện

1. Phao điện là gì?

Phao điện hay còn gọi rờ le điện, phao bồn nước,  phao bơm nước tự động.

Đây là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện cho máy bơm được gắn trên bồn nước khi nước đầy hoặc hụt nước phao sẽ mở hoặc ngắt điện.

Phao điện chống tràn thường được lắp cho bể nước, bồn nước. Đặt biệt là ở các vị trí trên cao. Ngoài ra,  Phao điện còn có thể lắp cho bồn ngầm, bồn thấp làm nhiệm vụ chống cạn.    

 

2. Chức năng của phao điện

Phao điện có 2 chức năng chính:

a. Phao điện chống cạn

Là sử dụng cho bồn chứa hay hầm chứa để cung cấp nước cho máy bơm hút đưa đi bồn khác và khi trong bồn nước hay hầm chứa nước mà máy bơm lấy nước sắp hết  thì sẽ cho máy bơm ngưng lại không cho máy vận hành nữa để tránh trường hợp cháy máy bơm nước

b. Phao điện chống tràn

Là sử dụng cho bồn nước hay hầm chứa nước mà máy bơm đưa trực tiếp vào khi sắp đầy hoặc nước lên đến mực mà chúng ta canh chỉnh phao thì máy bơm sẽ ngưng lại không bơm nước và khi hết nước đến mực ta canh thì sẽ tự bơm lại !

3. Đặc điểm phao điện bồn nước

4. Cấu tạo của phao điện

  • Phao điện được cấu tạo từ nhiều bộ phận như:
  • Nắp thoát hơi
  • Ốc siết năm
  • Vent răng
  • Năp đậy
  • Đế siết ốc
  • Củ Phao
  • Giá bắt
  • Hộp công tắc

 

Bây giờ chúng ta sẽ đi về hộp công tắc của role điện phao.

 

Ở trên hộp công tắc có đánh dấu A1, A2, B1, B2

+ Với cặp A1, A2 chức năng gắn chống tràn

+ Cặp B1, B2 chức năng gắn chống cạn.

II. Hướng dẫn cách lắp phao điện đơn giản mà sài bền nhất hiện nay

1. Cách lắp phao điện đơn giản

a. Sơ đồ lắp phao điện đơn giản hiện nay

Đây là sơ đồ lắp vao điện đơn giản nhất. Nguồn điện cấp 1 đầu vao phao(Điểm A1), 1 đầu vào máy bơm. Một đầu dây máy bơm sẽ cấp vào phao (Điển A2). Khi mực nước thấp phao dựt xuống dẫn đến đóng tiếp điểm của phao điện, mạch điện được nối truyền điện vào máy bơm, dẫn đến máy bơm chạy. Theo sơ đồ hình dưới:

+ Cách lắp chống cạn cũng tương tự nhưng 2 điểm của phao điện sẽ gắn vào tiếp điểm B1 và B2, nguyên lý hoạt động khi bồn đầy phao nâng lên dẫn đến đóng tiếp điểm.

b. Ưu điểm của cách gắn này:

Cách găn đơn giản nhất, dễ lắp chỉ cần 3 thiết bị chính là nguồn cp, phao điện bồn nước và máy bơm.

Nhược điểm: Tiếp điểm của phao điện đóng mở bơm nên nểu rờ le phao điện hoạt động nhiều nhanh bị hư tiếp điểm.

Để khắc phụ tình trạng hư tiếp điểm chúng ta qua cách gắn thứ 2 với 1 thiết bị hỗ trợ cực kỳ hiệu quả để bảo vệ tiếp điểm phao.

2. Cách gắn phao điện với khởi động từ cực bền

Đầu tiên mình đi tìm hiểu khởi đông từ là thiết bị như thế nào nhé?

Khởi động từ hay còn gòi là Contactor  là thiết bị thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực.  Khởi động từ là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có  Khởi động từ ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng, bơm nước,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

Nút nhấn của khởi động từ sẽ tư động đóng khi có dòng điện chay qua 2 tiếp điểm A1 và A2 của Contactor . Chính công dụng đó của khởi động từ ta sẽ ứng dụng vào đó để dùng nó khởi động bơm.

Khởi động từ bao gồm các tiếp điểm A1, A2, L1, L2, L3, T1,T2,T3

Bình thường mạch điện từ L1 qua T1 ngắt, L2 Qua T2 ngắt, L3 qua T3 ngắt. Khi có dòng điện chay qua A1 và A2 mạch sẽ nối thông nhau.

Với sơ đồ hình ở trên chúng ta cũng hình dung được cách gắn và cách hoạt động

  • Đầu tiên ta nối dây từ nguồn cp vào L1, sau đó câu 1 sợi vào A1 để mượn nguồn.
  • Tiếp điến dùng 1 sợi từ nguồn cấp vào L3 của Contactor, và từ điểm L3 này ta tiếp tục cấp lên điểm A1 của phao điện.
  • Từ điểm A2 còn lại của phao ta tiến hành cấp vào A2 của khởi động từ.
  • Còn lại điểm T1 và T3 ta cấp xuống bơm.

a. Cách hoạt động của cách này như sau:

Khi nước trong bồn thấp phao dựt xuống làm đóng mạch, điện sẽ cấp vào A2 của khởi động từ, cũng theo cách hoạt động của khởi động từ khi A1 và A2 có dòng điện chay vào thì các tiếp điểm L1, L2, L3 và T1,T2,T3 nối điện với nhau làm bơm chạy.

b. Vậy vì sao theo cách này phao điện sài lại bền?

Theo cách này thì phao điện chỉ có nhiệm vụ đóng mở khởi động từ,

Còn khởi động từ có nhiệm vụ đóng mở bơm. Nên cách này phao điện sài cực bền nhé.

3. Cách lắp với bể ngầm và bể chứa trên cao

Nếu nhà bạn có 2 bồn, một bồn thấp(bồn ngầm) 1 bồn trên cao(sân thượng) thì  bạn tham khảo sơ đồ lắp bên dưới.

a. Cách gắn phao điện 2 bồn như sau:

Cần có 2 phao cho 2 bồn, 1 phao bồn thấp và 1 phao bồn cao như hình trên.

  • Bước 1: Nguồn điện được cấp vào 2 đầu của phao điện, phao bể ngầm sẽ đấu vào điểm B1 của phao, Phao bồn cao sẽ đấu vào điểm A2
  • Bước 2: Điểm B2 của phao bồn thấp sẽ đấu vào 1 đầu dây điện của máy bơm. 1 đầu dây điện còn lại máy bơm còn lại sẽ cấp vào điểm A1 của phao trên bồn cao.

b. Quy trình hoạt động

Cách hoạt động của sơ đồ trên như sau:

  • Khi bồn thấp đầy nước sẽ đẩy phao lên tiếp điểm B1 và B2 của bồn thấp sẽ đóng tạo thành mạch kín.
  • Khi bồn cao hụt nước, tiếp điểm của A1 và A2 sẽ đóng tạo thành mạch kín cấp điện cho máy bơm.

Vậy để thỏa 2 điều kiện trên máy bơm mới chạy, nếu không thỏa máy bơm không hoạt động.

Hi vọng những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn có thể tự lắp được phao điện bồn nước đơn giản cho nhà mình sài bền hơn nhé.

Viết bình luận của bạn:
Zalo Công ty cổ phần vật tư ngành nước Tâm Thành 0982738788